"BẢO DƯỠNG CẢNH QUAN " là một công việc không hề đơn giản, nó là cả một quá trình chăm sóc nhằm gìn giữ vẻ đẹp cảnh quan sau khi thi công. Với đội ngũ kỹ sư, nhân công lành nghề và dày dạn kinh nghiệm trong việc chăm sóc cảnh quan, am hiểu được các đặc tính của cây xanh, sự ảnh hưởng của đất đai, khí hậu và sâu bệnh đối với cây.
QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CÂY XANH CẢNH QUAN CUNG CẤP VÀ THỰC HIỆN:
BƯỚC 1
|
Khảo sát, kiểm tra tình hình sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ghi chú: Đây là bước thực hiện đầu tiên nhưng lại rất quan trọng. Vì công việc này đòi hỏi các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn đến kiểm tra, mới đưa ra được biện pháp xử lý. |
BƯỚC 2 |
- Kiểm tra độ ẩm, tưới cây thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ hệ thống tưới (nếu có) để đảm bảo sự ổn định. Ghi chú: Việc kiểm tra lịch tưới, mức độ ẩm của đất, có hệ thống tưới tự động hay phải tưới tay rất quan trọng nó quyết định được sức khỏe của cây. |
BƯỚC 3 |
Định kỳ cắt, tỉa và tạo dáng cây, cắt nhổ cỏ dại theo lịch trình được lập sẵn và có sự thống nhất giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công tùy thuộc vào từng hiện trạng của cây sẽ có những biện pháp thời gian khác nhau. Ghi chú: sau khi có những thống kê dựa trên hiện trạng, báo cáo tình trạng sức khỏe cây thì nhà thầu sẽ đưa ra phương án trình chủ đầu tư ( đơn vị quản lý cây xanh). |
BƯỚC 4 |
Bón phân định kỳ đối với cây bóng mát, cây bụi theo tỉ lệ nhất đinh. Tỉ lệ này được dựa trên báo cáo về tình trạng cây, số lượng cây bụi và cây bóng mát trong dự án được tính theo hệ số với diện tích trồng cây, mật độ trồng. Ghi chú: Mỗi một loại cây với mật độ trồng khác nhau cũng sẽ có cách bón khác nhau vào từng mùa trong năm. |
BƯỚC 5 |
Thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh như bắt sâu, phun thuốc diệt dệt. Ghi chú: Công việc phải diễn ra thường xuyên để tránh trường hợp cây bị dệt, nấm mốc vào các mùa mưa, mùa ẩm thấp trong năm. |
BƯỚC 6 |
Điều trị và thay thế các cây bệnh: Trong trường hợp các cây bị bệnh thì cần thay thế luôn tranh để lây lan. |